27 thg 10, 2011

Hướng dẫn nâng cấp laptop (P4)




8 PCMCIA, PC card, ExpressCardNãy giờ nói qua về các loại nâng cấp có liên quan đến 3 chuẩn trên. Giờ nói kỹ hơn.
Loại PC Card dựa trên chuẩn ISA. Tương đối là cũ kỹ, có lẽ ra đời từ khi Napoleon còn cởi chuồng. Chạy 8Mhz, băng thông 16 MB/S, chỉ sử dụng trên một số card wifi đời siêu cũ. Nói chung là nếu bạn mua laptop từ 2000 thì khỏi phải quan tâm.
Cardbus có từ năm 1995, dùng chuẩn PCI, 32 bits, 33 Mz băng thông 133 MB/S. Có thể mua card wifi, ethernet, USB, Fireware ở dạng này. Cardbus chỉ có loại II và III.
ExpressCard mới ra bao gồm hai loại : PCI-Express (1 đường hỗ trợ 250MB/S) và Usb 2.0 (60MB/s). Chuẩn Express Card 2.0 sẽ dùng usb 3.0 (600 MB/s) hay PCI-Express 2.° (500 MB/s).
Thông tin thêm : nãy giờ đọc các loại card chắc là bạn cũng thấy nó hơi bị dễ lẫn lộn. PCMCIA được dùng cho tên card và cũng chính là tên của chuẩn. Tên PC Card được chuẩn hóa từ 1991, chính là version 2 của chuẩn PCMCIA. Bây giờ PCMCIA là một tổ chứ phát triển các loại chuẩn của card. Loại Carbus là version 5 của chuẩn PCMCIA. ExpressCard cũng là chuẩn đuợc phát triển bởi PCMCIA.

9 Card âm thanh

Card âm thanh thì không thay được  vì nó tích hợp vào mainboard rồi. Nhưng bạn có thể mua sound card gắn ngoài.
Có một điều hết sức lưu ý trước khi mua card âm thanh gắn ngoài là có rất nhiều laptop có đầu ra optic cho âm thanh nhưng ở dạng giác cắm 3.5mm. Nên chỉ cần mua một đầu chuyển là có thể gắn dàn âm thanh 5.1 vào laptop Ví dụ :

Vì một số các hãng sản xuất không sử dụng kết nối toslink (S/PDIF) giống như trên giàn âm thanh 5.1 nhưn lại dùng đầu ra 3.5mm. Đầu ra 3.5mm có thể truyền tín hiệu analog hay digital.
Nếu không nằm trong trường hợp trên thì bạn mua card âm thanh qua usb, cardbus hay Expresscard. Hay nhất là usb vì đỡ phải phân vân xem chuẩn của card mua có được hỗ trợ trong máy mình hay ko.

10 Mainboard, bàn phím, màn hình, touchpad

Cả ba thành phần trên đều có thể thay thế. Mainboard, bàn phím và touchpad thì thường là tìm loại giống hệt cái mình đang có. Màn hình nhiều lúc có thể thay bằng loại có độ phân giải cao hơn. Cách hay là tìm xem trong dòng máy của mình có những màn hình nào, độ phân giải bao nhiêu, tính năng thế nào. Tất nhiên là phải cùng kích thước rồi. Vì là mỗi mãy mỗi khác, việc thay thế cũng phức tạp đặc biệt là mainboard (chống chỉ định cho newbie.)

11 Pin

Khi thay pin bạn cần lưu ý hiệu điện thế ( thường là từ 10 đến 14 V) và cường độ dòng điện (mAh). Nhân hai cái với nhau thì có được công suất (Wh). Công suất càng cao thì pin càng nặng. Và bạn có thể mua pin chuẩn của hãng hay pin “tương thích”.

Bạn có thể gắn thêm ngòai pin gắn vào vị trí bình thường một pin khác gắn vào ổ quang
Ví dụ :


12 Ultrabay


Hay còn gọi là Dock, thiết bị này gắn với laptop qua một cổng nằm ngay đế máy (rất nhiều loại laptop có). Về căn bản có hai loại dock :
Loại 1 do các hãng laptop sản xuất,chỉ dành riêng cho một số mẫu máy nhất định. Bạn tìm thấy ở dock các loại kết nối từ USB, FireWire, LAN cho đến cổng mở rộng như PCI, AGP, PCI-Express, hay card âm thanh, nói chung là đủ dạng
Ví dụ em này của sony :

Loại 2 : do các hãng khác như logitech. Loại này có ít cổng kết nối hơn nhiều, chủ yếu là usb, nhiều lúc trang bị một bàn phím, hay chỉ dùng để kê máy lên cho cao.


13 Xử dụng lại các bộ phận bị thay thế trong máy để bàn.

Ngòai ram, màn hình, card VGA là không thể gắn vào desktop, các loại ổ cứng, cpu, ổ quang, card wifi đa số là có thể tìm thấy đầu chuyển để gắn vào máy để bàn. Ví dụ đầu chuyển mini pci ra PCI, hay Mini card ra PciExpress. Vụ này tương đối là phức tạp và ít khi dùng vì giá thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét